Mua ô tô trả góp, nên mua xe cũ hay xe mới?
Thạc sĩ văn hóa học Nguyễn Hiếu Tín, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng TP.HCM, cho biết từ xưa đến nay, con người luôn quan tâm đến diễn trình cuộc sống của bản thân, đặc biệt là hôn nhân, hạnh phúc gia đình.Honda P50 - 'Xe cổ nổ máy' tại Việt Nam
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
800 triệu đồng tiền thưởng cho giải bóng đá tứ hùng chào mừng Festival hoa Đà Lạt
Cường Seven và (S)TRONG Trọng Hiếu gây chú ý khi công bố thành lập nhóm nhạc Sx7, sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Thông tin này được cộng đồng mạng quan tâm. Sự kết hợp giữa hai giọng ca có khả năng trình diễn tốt khiến nhiều khán giả tò mò. Thay vì chọn ra mắt bằng một sản phẩm âm nhạc, Sx7 chọn hướng đi khác là trình diễn trên sân khấu đêm chung kết Chị đẹp đạp gió 2024. Cả hai chọn bản mashup 20 phút và Chất chơi, mang lại cho khán giả không gian âm nhạc sôi động. Sx7 chia sẻ việc lựa chọn 2 ca khúc riêng biệt, vừa có điểm chung trong màu sắc âm nhạc nhưng cũng vừa có màu sắc riêng rất phù hợp với thông điệp của nhóm. Thay vì hát chung một ca khúc, hai "anh tài" chọn cách để mỗi người thỏa thích thể hiện hình ảnh của mình rồi mang hai hình ảnh đó kết hợp lại với nhau, đúng với tinh thần mà hai nghệ sĩ hướng đến: "Chúng tôi là hai mảnh riêng biệt, đối lập nhưng hài hòa”.Mở đầu phần trình diễn là màn solo của (S)TRONG Trọng Hiếu với Chất chơi do chính anh sáng tác. Sau đó, Cường Seven ghi điểm với 20 phút - được làm mới từ ca khúc trước đó của Trọng Hiếu. Trên sân khấu, chồng Vũ Ngọc Anh mang đến hình ảnh một người đàn ông trưởng thành, chín chắn dường như đối lập hoàn toàn với hình ảnh trẻ trung, năng động trước đó của quán quân Vietnam Idol mùa 6.Không chỉ ghi điểm bởi giọng hát, cả Cường Seven và Trọng Hiếu còn khoe vũ đạo ấn tượng trên sân khấu. Vốn là những “anh tài” có thế mạnh trình diễn, hai thành viên của Sx7 không làm khán giả thất vọng với những bước nhảy tự tin, khiến dàn “chị đẹp” không thể ngồi yên khi theo dõi. Trước đó, thông tin nhóm nhạc Sx7 của Cường Seven và Trọng Hiếu được thành lập sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai khiến nhiều người bất ngờ. Chia sẻ về ý tưởng, quán quân Vietnam Idol cho biết ban đầu, anh không có ý định này vì sợ không thể hòa hợp với mọi người. “Tuy nhiên, việc chung nhóm với Cường Seven thì tôi yên tâm”, anh nói. Trong khi đó, Cường Seven nói anh chọn cách làm việc thẳng thắn để mình và Trọng Hiếu thoải mái trong quá trình hợp tác.
Bên cạnh các giống sầu riêng được trồng tại VN thì những sản phẩm sầu riêng Thái Lan, Malaysia nhập khẩu cũng có giá đến 500.000 - 600.000 đồng/kg. Trong khi đó, trên một số phương tiện truyền thông lại báo giá sầu riêng giảm mạnh, giảm sâu chỉ còn 50.000 - 60.000 đồng/kg.
TP.HCM thay hàng trăm xe buýt mới 'siêu xịn'
Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm phương cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ Nắm gạo tình thương. "Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, đó là mỗi người góp một nắm gạo như một cách trao gửi tình thương. Có khi chỉ một nắm gạo nhỏ nhưng đủ mang đến một bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn", ông Thiền chia sẻ.Tổ có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi, đều có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng dốc tiền túi để giúp đỡ người nghèo. Vào ngày rằm hằng tháng, các thành viên đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền và gạo cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhờ tinh thần đoàn kết và nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của mô hình này, nhiều người dân trong vùng tích cực đóng góp. Hiện nay, tổ hỗ trợ thường xuyên cho 25 hộ, bình quân mỗi hộ nhận 10 kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ Nắm gạo tình thương đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu đồng cho gần 4.000 lượt người nghèo. Ngoài ra, tổ còn hỗ trợ đột xuất cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị bệnh tật."Mỗi tháng, tổ vận động được 5 triệu đồng, giúp cho 25 hộ dân trong ấp, mỗi hộ 10 kg gạo. Tiền dư thì trích ra giúp bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng, tôi phải bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hằng tháng, mọi khoản thu chi, mua gì, cho ai… chúng tôi đều công bố cho cả tổ biết", ông Thiền nói.Ông Thiền cho biết gia đình ông làm nghề trồng lúa với diện tích đất 3 ha, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Cuộc sống ổn định nên ông dồn sức vào các hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người không may mắn, khó khăn. Ngoài duy trì hoạt động tổ Nắm gạo tình thương, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông; tham gia dặm vá đường. Đồng thời ông cũng tích cực đóng góp cho các công trình phúc lợi xã hội, hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương.Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là một tấm gương sáng về công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ Nắm gạo tình thương do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".Theo ông Lương Khánh Vân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh Đông, ông Thiền rất năng nổ, nhiệt tình, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. "Hội Chữ thập đỏ xã thành lập 7 chi hội trong 7 ấp, thường xuyên vận động hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Riêng ông Thiền tham gia rất nhiều hoạt động, ở đâu làm từ thiện là có mặt ông. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người khác cùng tham gia", ông Vân cho biết thêm.